Tam quan chùa nhìn từ phía trước

Di tích chùa Cuối vốn được nhân dân địa phương khởi dựng từ lâu đời. Căn cứ vào văn bia “Am Cối bi ký” dựng vào năm Canh Thìn niên hiệu Diên Thành 3 (1580) cho biết: Các sãi vãi xã Đạo Tú, Xuân Tú, Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An trùng tu và tân tạo chùa Am Cối. Vào năm Sùng Khang 4 (1569) trùng tu Thượng điện và đắp tượng phật. Đến năm Sùng Khang thứ 10 (1575) làm mới một quả chuông nhỏ, xây tòa Tiền đường, Thiêu hương và tượng Hộ pháp. Qua nội dung văn bia có thể rằng tại thời điểm này ngôi chùa đã tồn tại và được trùng tu, tôn tạo.

Theo văn chuôngAm Cối tự chungniên hiệu Duy Tân 9 (1915) cho biết: Vào năm Đinh Dậu (1897) mới bắt đầu đúc chuông, ngày ngày tập hợp tiền của các vị tứ lão công đức, bản tự thừa hành khuyến cáo rộng khắp. Đến năm Ất Mão (1915) lại có sự thay đổi, chuông được đúc lại, phúc khánh lan tỏa. Ông Đào Quang Tuyên cùng với bản giáp đồng tâm hiệp lực lưu tiếng tăm về sau. Bản giáp cúng 10 đồng bạc. Thập phương cúng dường, Tam bảo chứng minh.

Tam bảo chùa nhìn từ phía trước

Chùa Cuối xưa kia tọa lạc vị trí ngoài đê, do thường xuyên bị ngập lụt và do việc khai mở lòng sông Đuống, toàn bộ cụm cư dân ở đây được dịch chuyển vào trong đê. Cùng với việc di dân, thì chùa Cuối cũng được di chuyển và xây dựng tại vị trí như hiện nay. Nguyên xưa, chùa gồm nhiều hạng mục công trình như: cổng Tam quan, Tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ... Tam Bảo có kết cấu kiểu chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường, Thượng điện 2 gian, bộ khung gỗ xoan kết cấu đơn giản. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa là cơ sở hoạt động cách mạng của cán bộ Việt Minh, chùa có hầm bí mật là nơi che dấu cán bộ hoạt động suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trải thời gian, ngôi chùa bị xuống cấp nên đã tu bổ sau khi hoà bình lập lại. Năm 1990, chùa Cuối được nhân dân địa phương góp công, góp của trùng tu khang trang tố hảo. Năm 1997, hệ thống chịu lực toà Tam bảo bằng gỗ bị mối mọt nên đã tu sửa thay thế bằng hệ thống bê tông như hiện nay. Năm 2004, tu sửa nhà Tổ, nhà khách, làm cổng chùa. Năm 2010, xây nhà Mẫu.

Hiện nay, chùa Cuối (Am Cối tự) gồm các hạng mục công trình: Tòa Tam bảo có bình đồ kiến chữ kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường 3 gian 2 chái, chồng diêm 2 tầng 8 mái đao cong. Thượng điện 2 gian kết cấu tương tự tòa Tiền đường. Nhà Tổ 4 gian, nhà Mẫu 3 gian, Tam quan và công trình phụ trợ. Ngôi chùa hiện nằm trong không gian thoáng đãng có cây cối xanh mát, tạo lên một quần thể di tích thâm nghiêm, cổ kính, hài hòa mà đẹp đẽ nằm trong không gian đậm chất làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Có thể nói, Chùa Cuối có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, trải thời gian luôn được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo để di tích mãi trường tồn cùng thời gian.

Trong di tích hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tiêu biểu như: 06 bia đá (gồm 01 bia thời Mạc, 03 bia thời Lê, 02 bia thời Nguyễn), 01 chuông đồng và 08 pho tượng Phật thời Nguyễn. Đây là các cổ vật tiêu biểu và là nguồn sử liệu quan trọng để xác định vị trí, vai trò của di tích, góp phần nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của địa phương nói riêng và làm giàu thêm kho tàng lịch sử văn hóa nước nhà.

Chuông đồng  "Am Cối tự chung" niên hiệu Duy Tân 9 (1915)

Từ khi khởi dựng cho đến nay, chùa Cuối luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng. Chùa là nơi phụng thờ và hoằng dương Phật pháp, đồng thời là thờ Mẫu, thờ Tổ... nhằm giúp con người sống hướng thiện, cầu an, để đạt đến “Chân - Thiện - Mỹ”. Đây còn là nơi góp phần củng cố các mối quan hệ cộng đồng, nơi bảo tồn và phát huy những thuần phong mỹ tục của quê hương. Hàng năm, tại di tích có nhiều sự lệ như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, các ngày giỗ, tuần rằm, mồng một… đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương đến với di tích. Thông qua các hoạt động trên đã giúp con người sống đoàn kết, nhân hậu, từ bi, bác ái. Chính vì vậy, chùa Cuối luôn có vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng xã từ xưa đến nay và đã trở thành biểu tượng thân quen, gần gũi của mỗi người con quê hương.

Với những giá trị tiêu biểu trên, chùa Cuối (Am Cối tự), xã Song Hồ, huyện Thuận Thành đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá, Quyết định số 1668/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2022.

Nguyễn Thị Hồng Ánh

 (TT Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh)

 

  • Chùa Phật Tích

    Hướng dẫn viên Mua sắm, ẩm thực Quà lưu niệm

    Chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên), nay thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích còn lại, cũn

  • Chùa Dâu

    Thôn Khương Tự
    Hướng dẫn viên Mua sắm, ẩm thực Nghệ thuật Quà lưu niệm

    Chùa Dâu còn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa thuộc địa phận thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào các tài liệu, bia đá lưu giữ tại di tích cho biết: Chùa Dâu được khởi dựng nă

  • Chùa Phật Tích

    Thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
  • Đình Hồi Quan

    Thôn Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

    Đình Hồi Quan ở thôn Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được khởi dựng từ lâu đời, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Đình có niên đại năm 1715 và là mộ ngôi đình có những mảng chạm khắc rất tinh tế. Đình Hồi

  • Di tích núi Lim, chùa Hồng Ân

    Mua sắm, ẩm thực Nghệ thuật Quà lưu niệm

    Di tích thuộc địa phận thị trấn Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.  Trong bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến, có thể nói núi Lim hay vùng Lim là một trong những điểm hội tụ trở thành gương mặt cảnh quan lịch sử văn hóa Bắc Ninh. Nơi đây trên núi

  • Chùa Tiêu

    Hướng dẫn viên Mua sắm, ẩm thực Quà lưu niệm

    Chùa Tiêu còn có tên chữ là Thiện Tâm, thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Theo các tài liệu thư tịch cổ và tư liệu ở địa phường thì chùa Thiên Tâm được xây dựng từ thời Tiền Lê, đến thời Lý nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo lớn khang trang sầm

  • Chùa Hàm Long

    Thôn Tự
    Mua sắm, ẩm thực Quà lưu niệm

    Lịch sử di tích: Chùa thuộc thôn Thái Bảo, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. Toàn bộ di tích nằm trên sườn núi hình miệng rồng nên được gọi là Hàm Long (hay Long Hạm). Tương truyền, đây là chỗ tu hành của sư Dương Không Lộ một danh sư nổi tiếng thời Lý

  • Chùa Vọng Nguyệt

    Thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

    CHÙA VỌNG NGUYỆT Chùa làng Vọng Nguyệt (tên chữ là Khai Nghiêm tự), thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Theo tài liệu văn bia địa phương cho biết, chùa Vọng Nguyệt có niên đại thế kỷ XI, do công chúa Lý Nguyệt Sinh hưng cô